Nỗi sợ bỏ lỡ có thể tác động mạnh vào một số người này hơn nhiều so với những người khác. Đây là những gì đằng sau nỗ lực đó để biết người khác đang làm gì – và tự hỏi liệu bạn cũng có nên làm điều đó không.
- Kate Winick
FOMO, hay nỗi sợ bỏ lỡ, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đang xảy ra trên quy mô lớn vì nhận thức mà phương tiện truyền thông kỹ thuật số và xã hội đã đem lại cho cuộc sống của chúng ta. Và hầu như không ai miễn nhiễm với nó.
Khi bạn đang bị bắn phá từng phút một với tất cả những thứ đang xảy ra trên thế giới mà bạn có khả năng làm, hoặc có thể bỏ lỡ, thì thật khó để được thoả mãn với sự đơn điệu của cuộc sống hàng ngày của bạn.
Xu hướng tự nhiên của con người là luôn so sánh bản thân mình với người khác và tất cả các thứ làm nền chỉ là để trải nghiệm FOMO.
FOMO đầu tiên
Những hạt giống đầu tiên của FOMO rất quan trọng đối với sự sống còn của chúng ta. Nó thúc đẩy các loài nhận biết rằng loài nào đang phát triển mạnh mẽ nhất và sao chép hành vi của loài đó, nhằm đảm bảo cho chiến lược sinh tồn tốt nhất sẽ lan rộng khắp xã hội.
Điều này đã làm phát sinh cuộc phiêu lưu và di cư. Các nhà khoa học thậm chí còn tin rằng có một cái gì đó được gọi là DNA di cư. Robert Moyzis, tiến sĩ, giáo sư hóa học sinh học tại Đại học California Irvine đã chỉ ra rằng một biến thể của gen RDR4 được gọi là 7R đã biến đổi từ 40.000 đến 50.000 năm trước trong quá trình di cư ra khỏi châu Phi sau đó lây lan nhanh chóng trong quần thể người.
Nói về FOMO cuối cùng. Những người đầu tiên đi bộ hàng ngàn dặm đến Á-Âu để xem liệu có điều gì thú vị hơn có thể xảy ra ở đó hay không.
FOMO đã phát triển như thế nào?
Cho đến ngày hôm nay: Cùng với tất cả quyền truy cập mà chúng ta có vào cuộc sống của người khác, chúng ta thường xuyên trải nghiệm một nỗi sợ hãi nhiều sắc thái và đau đớn hơn khi bỏ lỡ hoặc bị bỏ lại phía sau.
“Từ bức ảnh bữa tối của người khác đến bình luận về quan điểm chính trị của họ, chúng ta dễ dàng quên mất rằng người khác chỉ thể hiện ra những gì mà họ muốn chúng ta thấy ở họ”, Cathy Sullivan-Windt,tiến sĩ, một nhà tâm lý học được cấp phép và người sáng lập Trung tâm tư vấn kết nối mới cho biết.
“Nó thường là một cái nhìn có lựa chọn vào cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn khuyến khích sự so sánh xã hội. Những so sánh xã hội này bắt đầu phản tác dụng khi nó phân tâm một người ra khỏi ý thức và mục đích của chính họ, “Sullivan-Windt nói.
Chìa khóa để hiểu những gì thúc đẩy cảm giác FOMO và cách bạn thực sự có thể làm việc mà cảm thấy ít FOMO hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn là có ý tưởng tìm kiếm một mục đích lớn hơn.
FOMO ảnh hưởng đến mọi người khác nhau như thế nào?
“Về gốc rễ của nó, FOMO có thể là thiếu sự tự nhận thức về những gì người ta coi trọng và thiếu chủ ý trong cuộc sống của chính mình” Sullivan-Windt nói. “Người đó có thể tự chuyển trạng thái bằng việc đặt dày đặc lịch xã hội. Chiến thuật này thường là một cách để tránh đối mặt với chính mình.
“Một người dành thời gian để tự hồi chiếu bản thân thường rất có sự tỉnh thức trong cuộc sống với mục đích sống riêng của bản thân. Những người thường dễ hài lòng hơn, và ít có khả năng so sánh bản thân mình với người khác.” Dịch nghĩa: Tự hài lòng là liều thuốc chống FOMO.
Điều ngược lại cũng đúng Sulivan-Windt giải thích: “Những người thiếu giá trị bản thân và không có cảm giác an toàn nội tại thường tìm đến người khác để so sánh giá trị của chính họ.”
Những ai có FOMO?
Những điều đó không phải là điều duy nhất có thể khiến ai đó dễ bị FOMO hơn mà loại tính cách, cũng như trải nghiệm cá nhân của bạn đóng một vai trò quan trọng
“Những người dễ bị FOMO nhất thường là những người hướng ngoại. Họ phát triển mạnh về năng lượng nhóm. FOMO cũng có thể tác động đến những người thiếu tự tin và không cảm thấy an toàn trong chính con người họ”, Lauren Cook,MFT, một bác sĩ lâm sàng và ứng cử viên tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Đại học Pepperdine nói.
Bác sỹ Cook giải thích, “Khi ai đó cần sự chấp thuận của xã hội để cảm thấy yên tâm về bản thân (đó là một chu kỳ không bao giờ kết thúc và không bao giờ hoàn thành), FOMO tạo ra một cú hích mạnh”
Maryanna D. Klatt. Tiến sĩ, một giáo sư lâm sàng tại Khoa Y học Gia đình tại Đại học Y khoa bang Ohio, đồng ý và nói thêm rằng nó cũng bị ảnh hưởng bởi người đồng hành cùng bạn: “Những cá nhân không có người cố vấn để giúp cho họ nhận thấy rằng ai cũng có thể tự thắp sáng con đường của chính mình thường dễ bị FOMO hơn.”
Khi bạn hiểu những gì đang thúc đẩy FOMO của bạn, bạn có thể từng bước loại bỏ nó theo thời gian.
“Nếu bạn phải so sánh, hãy thử so sánh bản thân mình của hiện tại với cách bạn đã từng trong quá khứ. Hoặc so sánh bản thân ngay bây giờ với cách bạn muốn trở thành trong tương lai”, Sullivan-Windt nói. “Những so sánh này có thể hữu ích hơn. Bạn có thể nhận ra những cách bạn đã phát triển và các mục tiêu bạn đã đạt được.
Để biết mẹo về cách giảm FOMO, nhấp vào đây.
Nguồn: https://www.psycom.net/fomo-types
Dịch bởi: Coach Hà Bùi
Nhận email chia sẻ hàng tháng từ Coach Hà Bùi